Giao tiếp phi ngôn từ - tầm quan trọng và những khác biệt văn hóa trong giao tiếp phi ngôn từ
Trong giao tiếp, con người thường sử dụng một loạt các tín hiệu không lời để truyền tải ý nghĩa. Biểu hiện nét mặt, độ cao thấp của âm thanh lời nói, yên lặng, điệu bộ, khoảng cách liên cá nhân, tư thế, dáng điệu cơ thể, đụng chạm… tất cả là để giao tiếp hoặc nhấn mạnh các khía cạnh nhất định của từ ngữ được nói ra. Có thể nói, phần chủ yếu của bất kì giao tiếp nào chính là phần không lời (phi ngôn từ) dùng để truyền tải các ý nghĩ quan trọng đặc biệt về trạng thái cảm xúc. Dù muốn hay không muốn, phát ngôn hay không phát ngôn thì trong các mối quan hệ giao tiếp, chúng ta vẫn đang sử dụng các kênh phi ngôn từ này.
Đó là nội dung bài báo: “Giao tiếp phi ngôn từ - tầm quan trọng và những khác biệt văn hóa trong giao tiếp phi ngôn từ” do nhóm tác giả Ths. Đặng Thị Hoàng Liên- Giảng viên khoa Khoa học cơ bản- Đại học Công nghiệp Hà Nội và Ths. Cao Thị Thúy- Giảng viên Học viện quản lý giáo dục đăng trên tạp chí Quản lý giáo dục tập 14 số 3A tháng 3 năm 2022 từ trang 104 đến trang 109. Trong bài báo nhóm tác giả đã tập trung nghiên cứu và làm rõ thế nào là giao tiếp phi ngôn từ, nó bao gồm những mặt biểu hiện nào, vai trò và tầm quan trọng của các hiện tố phi ngôn từ cũng như những khác biệt văn hóa trong giao tiếp phi ngôn từ.
Tóm tắt: Mặc dù là một phần không thể thiếu hay thay thế trong giao tiếp của loài người, giao tiếp phi ngôn từ lại có mặt rất muộn trong các nghiên cứu so với giao tiếp ngôn từ. Thông qua việc tổng hợp, phân tích các nghiên cứu, bài báo này tập trung làm rõ một số vấn đề lý luận như: Các quan điểm khác nhau về giao tiếp phi ngôn từ; tầm quan trọng của giao tiếp phi ngôn từ được phản ánh bởi các kết quả khảo sát và những khác biệt văn hóa trong giao tiếp phi ngôn từ mà chúng ta cần lưu ý.
Từ khóa: Giao tiếp, giao tiếp phi ngôn từ, văn hóa, khác biệt văn hóa.
Thứ Hai, 09:33 04/04/2022
Copyright © 2018 Hanoi University of Industry.